Ngứa ngáy vùng kín là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Cảm giác ngứa âm ỉ hoặc ngứa rát lan tỏa khắp “cô bé” khiến thai phụ gặp cản trở trong sinh hoạt và ảnh hưởng tâm trạng. Vậy có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Bài viết hôm nay sẽ đưa ra một số giải pháp cho mẹ bầu để làm dịu đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu vùng kín, giúp mẹ bầu có kỳ thai sản thoải mái, an toàn.
Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có bầu bị ngứa vùng kín do nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiễm khuẩn, nhiễm nấm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, rận mu, bệnh xã hội hoặc do thai phụ mặc quần lót quá chật, chất liệu không thông thoáng khiến “cô bé” hầm bí. Ngay khi gặp những triệu chứng ngứa ngáy bất thường mẹ bầu tốt nhất nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và có giải pháp chữa trị sớm.
Nếu chưa có thời gian đến gặp bác sĩ, những mẹo mà bài viết sẽ chia sẻ dưới đây có thể giúp mẹ bầu tạm thời giảm bớt sự khó chịu do ngứa vùng kín gây ra.
Những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín
Giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi như căng tức vùng ngực, hay nôn ói, mệt mỏi, chóng mặt,…Tuy nhiên, nhiều thai phụ lại nhầm lẫn một vài triệu chứng bất thường khác trên cơ thể là do mang thai gây ra, chẳng hạn như ngứa vùng kín. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi ngứa vùng kín không phải là một triệu chứng thai kỳ mà dấu hiệu cảnh báo sức khỏe “cô bé” cần được điều trị sớm.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín là do những nguyên nhân sau:
Nhiễm khuẩn âm đạo
Âm đạo phụ nữ là khu vực ẩm ướt nên dễ có những vi khuẩn trú ngụ. Bình thường, khi độ pH trong âm đạo cân bằng, lượng vi khuẩn có lợi sẽ nhiều hơn. Nhưng một khi môi trường âm đạo có độ pH quá cao hoặc quá thấp, vi khuẩn có hại sẽ có hội tấn công. Từ đó gây ra viêm nhiễm, ngứa ngáy và khiến dịch tiết âm đạo có mùi hôi khó chịu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngứa vùng kín khi mang thai có thể là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn E.coli khiến thai phụ có cảm giác ngứa và rát vùng kín mỗi lần đi tiểu.
Nếu thai phụ đơn thuần chỉ cảm thấy ngứa hoặc rát mỗi lần đi vệ sinh thì có thể khắc phục bằng cách uống nhiều nước và bổ sung sữa chua để tăng sức đề kháng. Nhưng một khi các triệu chứng trên kèm theo sốt, ớn lạnh thì mẹ bầu cần được điều trị bằng kháng sinh do bác sĩ kê toa.
Bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục
Các mầm bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục như giang mai, lậu, nấm Chlamydia, herpes,..đều có thể gây ngứa âm đạo. Ngoài ngứa ngáy, khó chịu nơi vùng kín, các bệnh tình dục này còn làm bộ phận sinh dục của thai phụ có mùi hôi khó chịu, tiết dịch nhầy có màu sắc bất thường hoặc đau nhức, đỏ tấy. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, mẹ bầu nên đến thăm khám sớm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Rận mu
Nếu mẹ bầu phát hiện cảm giác ngứa ngáy chỉ quanh quẩn ở phần lông mu thì rận mu có thể là thủ phạm chính. Ngoài tình trạng ngứa ngáy, rận mu còn gây ra những đốm đỏ nhỏ ở khu vực gò mu, vùng lông mu rậm rạp hoặc cửa âm đạo. Rận mu rất dễ phát tán. Ngoài việc đến gặp bác sĩ điều trị, mẹ bầu cũng cần khử trùng quần áo và chăn gối để tiêu diệt triệt để chúng.
Một số nguyên nhân không nghiêm trọng khác
Đôi khi, mẹ bầu phải chịu cảm giác ngứa âm ỉ nơi bộ phận sinh dục là do không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể trong thai kỳ. Điều này khiến các mô âm đạo bị thiếu ẩm, tạo nên cảm giác khô ráp, ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là đau nhức.
Hoặc do mẹ bầu lựa chọn những chiếc quần lót chật, có chất liệu không thấm hút tốt nên dễ gây bí bách mồ hôi mới gây ra tình trạng ngứa ngáy.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể kiểm tra kỹ lại xem thời gian gần đây có thay đổi sữa tắm, nước giặt, nước xả hay dung dịch phụ khoa hay không? Bởi trong thời gian mang thai, “cô bé” có thể sẽ nhạy cảm hơn bình thường nên các hóa phẩm mới có khả năng làm dị ứng da, gây ngứa.
Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?
Vùng kín ngứa ngáy là nỗi lo thầm kín của nhiều phụ nữ mang thai. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có khả năng tác động đến sức khỏe của em bé trong bụng. Hiểu được lo lắng đó, Love18 đã tham khảo nhiều ý kiến của bác sĩ chuyên môn và đúc kết như sau:
“Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?” Nếu vùng nhạy cảm bị ngứa là do thói quen mặc quần lót chật, không uống đủ nước hay do thay đổi hóa phẩm dùng trong sinh hoạt thì không cần quá lo lắng. Mẹ bầu có thể tự khắc phục bằng cách thay đổi lại thói quen sống. Nhưng nếu ngứa ngáy do viêm nhiễm âm đạo, bệnh tình duc, rận mu hay nhiễm trùng đường tiết niệu thì cần gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Trong trường hợp mẹ bầu chưa sắp xếp được thời gian để đến bệnh viện thăm khám, thì hãy tham khảo một vài mẹo sau để triệu chứng ngứa thuyên giảm phần nào.

Ăn sữa chua
Sữa chua được biết đến là loại thực phẩm bổ sung nhiều lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng cường sức đề kháng. Phụ nữ mang thai bổ sung sữa chua mỗi ngày còn giúp giữ cân bằng độ pH ở vùng nhạy cảm. Khi môi trường âm đạo được giữ trạng thái cân bằng, các vi khuẩn gây hại sẽ ít cơ hội phát triển. Vậy nên tình trạng ngứa ngáy do nguyên nhân này gây ra sẽ có chuyển biến tốt.
Baking Soda
Mẹ bầu có thể xoa dịu cơn ngứa vùng nhạy cảm do dị ứng hoặc nấm bằng cách thoa hỗn hợp baking soda với nước lên vùng kín, để khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Baking soda có tác dụng kháng nấm, chống viêm và đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nấm ngoài da, kể cả vùng nhạy cảm.

Kem chống ngứa
Mẹ bầu có thể tìm mua các loại kem giúp hỗ trợ làm giảm cảm giác ngứa ngáy vùng nhạy cảm khi mang thai dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cẩn trọng khi lựa chọn các loại kem chống ngứa có thành phần hydrocortisone. Bởi đây là hoạt chất gây hại cho em bé nếu thai phụ dùng với lượng lớn.
Chườm lạnh
Hãy thử phương pháp chườm lạnh lên vùng nhạy cảm để xoa dịu cảm giác ngứa ngáy tạm thời. Độ ẩm và nhiệt độ thấp có thể làm dịu nhanh làn da và ngăn ngừa hình thành thêm các nốt mẩn ngứa do dị ứng. Ngoài ra, mẹ bầu nếu gặp tình trạng ngứa vùng nhạy cảm cũng nên vệ sinh khu vực này bằng nước mát, không dùng nước nóng bởi các mô tế bào có thể bị kích thích và gây ngứa nhiều hơn.
Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết của Love18, các mẹ bầu đã gỡ bỏ được khúc mắc “Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?”. Cũng như những nguyên nhân khiến vùng nhạy cảm bị ngứa cần đề phòng. Nói chung, tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai không hiếm gặp nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Tốt nhất vẫn là sắp xếp thời gian đến bệnh viện thăm khám sớm để có giải pháp điều trị kịp thời, không làm ảnh hưởng đến thai nhi nhé!