Miền tây không chỉ được biết đến là vùng đất hội tụ những con người chất phát, giản dị và phóng khoáng. Mà còn là nơi sản sinh ra vô số từ ngữ địa phương có cách đọc hết sức độc đáo và thú vị. Điển hình có thể kể đến như từ “cù lẳng”, xuất hiện cực kỳ phổ biến trong các phiên chợ thôn quê bình dị. Thế nhưng, trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của cụm từ này, nhất là dân thành phố chính gốc. Vậy cù lẳng là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp nhé!
Cù lẳng là gì? Khi đề cập đến lĩnh vực ẩm thực, “cù lẳng” được hiểu là xương cù lẳng. Đây chính là phần đầu sụn của các loại xương ống động vật có khớp nối bằng hai u tròn, chẳng hạn như xương heo, bò, dê, gà,… Phần xương này thường sử dụng để chế biến làm nước dùng hoặc nấu canh chung với rau củ, thuốc Bắc. Mặt khác, theo nghĩa bóng, “cù lẳng” là một dạng từ lóng dùng để ám chỉ đến vòng 3 đẫy đà, căng mọng của chị em phụ nữ.
Ý nghĩa của từ cù lẳng là gì?
Ngày nay, đa phần mọi người đều mặc định “cù lẳng” là một phương ngữ địa phương thuộc miền Nam và miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên, có một sự thật mà ít ai biết đó là cụm từ này hoàn toàn có thật trong từ điển Tiếng Việt. Chưa kể nó còn sở hữu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, tùy thuộc vào từng ngữ cảnh giao tiếp mà nó mang nghĩa khác nhau. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ “cù lẳng”, thì bạn nên tham khảo qua hai trường hợp cụ thể như sau:
Trong ngành ẩm thực
Theo như từ điển Tiếng Việt, cù lẳng được định nghĩa là xương cù lẳng. Đây chính là phần đầu sụn của các loại xương ống động vật có khớp nối bằng hai u tròn, chẳng hạn như xương heo, bò, dê, gà,…
Phần xương này, thường sử dụng để ninh làm nước lèo ăn kèm với bún, miến, phở, mì gối, nui, bánh canh,… Hoặc dùng nấu canh súp, hầm chung với rau củ quả, thuốc Bắc,… Trong quá trình hầm xương, các chất ngọt tự nhiên sẽ tiết ra từ xương ống tủy, có thể làm phần nước dùng gia tăng thêm hương vị đậm đà, ngọt thanh và hơi beo béo. Nhờ vậy mà bạn không cần nêm quá nhiều bột ngọt hay hạt nêm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, các món ăn được chế biến từ xương cù lẳng không chỉ thơm ngon, dễ ăn, mà còn vô cùng bổ dưỡng. Bởi, trong nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết, góp phần hỗ trợ việc tái tạo, phục hồi vết thương và cải thiện hiệu quả tình trạng sức khỏe.
Chính vì thế, mà nó rất thích hợp dành cho những người đang trong giai đoạn dưỡng thương, điều trị bệnh tật. Hoặc thường xuyên lao động cực nhọc, có thể trạng suy yếu, nhanh mất sức, lao lực do liên tục làm việc nặng.
Trong giao tiếp ngoài đời thường
Vậy bạn có biết nghĩa bóng của từ cù lẳng là gì hay không? Trong thói quen giao tiếp ngoài đời thường, thậm chí là trên các nền tảng mạng xã hội, “cù lẳng” thường được hiểu là dưới dạng từ lóng, dùng để ám chỉ đến “cặp mông”. Tức vòng 3 căng tròn, đẫy đà của người phụ nữ.

Như bạn đã biết, các bộ phận trên cơ thể con người, nhất là nữ giới luôn là vấn đề mang tính tế nhị, nên không thể nhắc đến tùy tiện, bừa bãi. Chính vì lý do đó, mà từ lâu, nhiều người dân miền Tây đã sử dụng cụm từ “cù lẳng” như một cách nói giảm nói tránh, để thay thế cho các từ ngữ nhạy cảm khi muốn nói về vòng 3 của cánh chị em.
Điều này, vừa giúp người nghe không cảm thấy ngại ngùng, khó chịu, vừa tránh gây sự vô duyên, thiếu tinh tế cho người nói. Đồng thời, đem lại cho cuộc trò chuyện yếu tố hài hước, dí dỏm, tạo ra bầu không khí vui tươi, gần gũi và thân thiện hơn.
Hướng dẫn cách chế biến một vài món ăn ngon từ cù lẳng
Hạt sen hầm với cù lẳng dê
Chuẩn bị nguyên liệu gồm:
– Cù lẳng dê đã qua sơ chế, làm sạch: 1kg.
– Hạt sen đã loại bỏ hết vỏ và tim sen: 100g.
– Đậu phộng đã tách vỏ: 50g.
– Mỡ nước: 100g.
– Củ sắn/ củ đậu: 150g.
– Sả cây: 2 nhánh lớn.
– Rau mùi/ ngò rí: 200g.
– Rượu trắng: 50ml.
– Các loại gia vị: hạt nêm, nước mắm, muối, tiêu, hành, tỏi, bột năng,…
Hướng dẫn cách nấu:
– Bước 1: Đem ngâm đậu phộng và hạt sen chung với nước nóng từ 2 – 3 tiếng để lúc nấu hạt nhanh mềm hơn.
– Bước 2: Cù lẳng dê sau khi đã sơ chế ngoài tiệm, mang về rửa lại vài lần bằng rượu và nước lọc, để cho ráo nước rồi chặt thành từng khúc to vừa ăn.
– Bước 3: Sơ chế rau củ quả
Gọt sạch vỏ củ sắn, rửa sạch lại với nước, để ráo rồi cắt thành từng miếng theo dạng hình vuông.
Ngò gai đem cắt bỏ hết phần rễ, rửa sạch lại với nước cho hết bùn đất, để khô ráo và thái nhỏ ra.
Lột bỏ hết phần lá bên ngoài của 2 nhánh sả, đem rửa sạch, để ráo, rồi thái hoặc bào nhỏ ra.
Hành, tỏi bóc sạch hết vỏ, đem đi băm hoặc xay nhuyễn.
Tiêu rang sơ trên chảo cho vàng đều, dậy mùi thơm rồi mang đi xay hoặc đâm nhuyễn.
– Bước 4: Cho mỡ nước vào chảo đang nóng, khi mỡ sôi li ti, cho hành, tỏi đã xay nhuyễn vào phi cho vàng đều. Sau đó, bỏ cù lẳng dê vào xào.
– Bước 5: Khi thấy cù lẳng dê đã săn thịt và có màu hơi ngả vàng, thì trút thịt sang một chiếc nồi to khác, thêm nước lọc vào xăm xắp mặt thịt, đun thật sôi và vớt bọt liên tục, rồi nêm nếm gia vị sao cho hợp khẩu vị.
– Bước 6: Điều chỉnh lửa lại về mức nhỏ nhất, đậy kín nắp vung, tiếp tục hầm đến khi nào thịt dê mềm ra, thì cho nốt đậu phộng, hạt sen, củ sắn vào hầm chung.
– Bước 7: Dùng chiếc đũa kiểm tra xem thịt dê đã chín rục hay chưa. Nếu thấy thịt đã chín và hạt sen, đậu phộng mềm bở ra, thì cho thêm bột năng đã pha loãng với nước vào khuấy đều, để nước dùng sánh lạnh. Sau đó, tắt bếp, múc thành phẩm ra tô hoặc đĩa có lòng sâu, rồi rắc lên trên mặt một ít rau ngò để trang trí và giúp món ăn dậy mùi hơn.
Đu đủ xanh hầm với cù lẳng heo
Chuẩn bị nguyên liệu gồm:
– Cù lẳng heo: từ 1,2 đến 1,5kg (tùy vào số lượng người ăn).
– Đu đủ xanh: 0,5 kg (tầm 1 trái nhỏ hoặc nửa trái to).
– Hành khô, hành ngò, ớt tươi.
– Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm, hạt tiêu,…
Hướng dẫn cách nấu:
– Bước 1: Cù lẳng heo sau khi mua về rửa sạch lại với nước muối pha loãng và nước sạch, để yên cho ráo bớt nước rồi chặt thành từng cục vừa ăn. Sau đó, đem ướp với một ít hạt nêm, nước mắm, tiêu, hành khô đã băm nhuyễn. Ướp thịt trong khoảng 20 – 30 phút cho thịt ngấm hết gia vị.
– Bước 2: Đu đủ gọt sạch hết lớp vỏ xanh, rửa cho hết nhựa trắng rồi đem thái thành từng miếng nhỏ vừa phải. Lưu ý: không nên thái quá mỏng, vì như vậy đu đủ sẽ dễ bị nát, làm đục nước dùng.
– Bước 3: Bắt một nồi nước lên bếp đun sôi. Đến khi thấy nước sôi bùng lên thì cho cù lẳng heo vào hầm, điều chỉnh lại mức lửa vừa phải. Việc này giúp thịt chín từ từ và ngấm gia vị. Nhớ vớt bọt liên tục để nước dùng trong hơn.
– Bước 4: Kiểm tra nếu thấy thịt heo đã mềm, thì cho đu đủ vào hầm chung. Lưu ý: để món ăn thêm ngon hơn, bạn chỉ nên hầm đu đủ đến mức chín vừa phải, không nên hầm mềm rục và bở ra.
– Bước 5: Khi thấy đu đủ đã chín vừa tới, thì nêm nếm lại một lần nữa xem có vừa miệng hay chưa, rồi tắt bếp, múc ra tô lớn. Trang trí lên trên mặt chút hành ngò và ớt để món ăn thêm bắt mắt và hấp dẫn hơn.
Cù lẳng gà hầm chung với thuốc Bắc và rau ngải cứu
Chuẩn bị nguyên liệu gồm:
– Cù lẳng gà: 1,4kg. Hoặc có thể dùng luôn nguyên con lớn tầm 2kg.
– Rau ngải cứu tươi: 200g.
– Thuốc Bắc: 1 túi.
– Gia vị: hạt nêm, muối, đường, nước mắm, bột ngọt,…
Hướng dẫn cách nấu:
– Bước 1: Cù lẳng gà sau khi mua ngoài chợ về thì rửa lại với nước muối pha loãng và nước sạch. Trường hợp dùng gà nguyên con, thì cần phải chà muối kỹ vào bên trong phần lòng con gà để loại bỏ hết mùi tanh hôi, rồi rửa lại lần nữa với nước lọc, để ráo nước và chặt thành từng khúc vừa ăn.
– Bước 2: Rau ngải cứu lặt bỏ hết lá sâu và rửa sạch với nước cho hết bùn đất. Đem đi cắt thành khúc to hoặc để nguyên cây tùy ý.
– Bước 3: Xếp theo thứ tự các nguyên liệu vào nồi gồm rau ngải cứu, thịt gà, thuốc Bắc, nêm thêm một chút gia vị, nhắm chừng sao cho vừa miệng. Tiếp đến, bắt lên bếp hấp cách thủy ở mức lửa vừa phải.
– Bước 4: Hấp đến khi thấy thịt gà chín mềm là có thể tắt bếp. Sau đó, múc thành phẩm ra tô lớn và thưởng thức. Món này bạn nên ăn lúc còn nóng sẽ ngon và bổ dưỡng hơn.

Bài viết này đã giải đáp một cách chi tiết mọi vấn đề liên quan đến câu hỏi cù lẳng là gì theo cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng. Hy vọng rằng, thông qua những thông tin hữu ích mà Love18 chia sẻ trên đây, có thể cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức mới về từ vựng Tiếng Việt. Cũng như, giúp bạn biết cách làm một vài món ăn ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng từ phần xương này.