0964194491

Nút lưỡi có bị nhiễm HIV không? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ?

Nút lưỡi có bị nhiễm HIV không?
79 / 100

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đều biết đến sự nguy hiểm của “căn bệnh thế kỷ” mang tên HIV, đã lấy đi biết bao nhiêu sinh mạng con người. Tuy nhiên, ngày nay y học đã tiến bộ và phát triển nên mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng đã có thuốc giúp người bệnh có thể duy trì sự sống và sinh hoạt bình thường. Tuy vậy, căn bệnh này cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người, vì sợ bị lây nhiễm. Đến nỗi nhiều người còn lo sợ liệu khi có những giao tiếp như nắm tay, hôn nhau, nút lưỡi có bị nhiễm HIV không? 

Vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về những con đường lây truyền và không lây truyền của HIV là gì. Qua đó, có thể biết được hành động nút lưỡi khi hôn có bị lây HIV hay không nhé.

Nút lưỡi có bị nhiễm HIV không? Theo các bác sĩ cho biết, hôn nhau nút lưỡi sẽ không gây lây nhiễm virus HIV. Tuy nhiên, trong trường hợp bên trong vùng miệng của cả hai có các vết lở, nhiệt miệng, vết thương hở thì lúc này sẽ có nguy cơ lây nhiễm virus HIV thông qua các vết thương hở đó.

Nút lưỡi có bị nhiễm HIV không?

HIV được xem là một bệnh lý lây truyền từ người này sang người khác rất nguy hiểm. Hiện nay, theo y khoa thì virus HIV sẽ có 3 con đường chính lây truyền đó là: quan hệ tình dục, lây qua đường máu và từ mẹ truyền sang con khi mang thai. Trong đó, con đường lây truyền nhiều nhất chính là qua đường tình dục.

Vì thế mà trên các phương tiện truyền thông, nhà nước luôn kêu gọi người dân ý thức trong việc quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Nhưng bên cạnh đó, nhiều bạn vẫn còn hoang mang vì bao cao su chỉ bảo vệ trong cuộc yêu. Còn khi âu yếm, ôm hôn, nút lưỡi lại không có gì để bảo vệ nên lo sợ sẽ bị lây nhiễm virus HIV.

Về việc hôn nhau nút lưỡi có bị nhiễm HIV không thì các chuyên gia cho biết, hoạt động hôn môi nút lưỡi về mặt cơ bản sẽ không gây lây nhiễm virus HIV. Tuy nhiên, một vài trường hợp đặc biệt, khi trong miệng cả hai có các vết lở, nhiệt miệng hoặc vết thương hở thì lúc này nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ xảy ra.

Để giải thích cho việc vì sao khi nút lưỡi có sự trao đổi nước bọt, cũng là một loại dịch tiết của cơ thể mà lại không lây truyền virus HIV. Đó là vì do trong nước bọt có chứa enzym giúp tiêu hóa thức ăn và bôi trơn khoang miệng và ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, nước bọt còn chứa chất ức chế protease bạch cầu (SLPI), chất này là chất có trong hệ miễn dịch nên có khả năng ngăn chặn virus HIV gây lây nhiễm. Ngoại trừ trường hợp trong khoang miệng của hai người có các vết thương hở.

Hôn nút lưỡi có bị nhiễm HIV không?
Nút lưỡi có bị nhiễm HIV không? Hôn nhau nút lưỡi không gây lây nhiễm virus HIV từ người này sang người khác.

Những con đường mà virus HIV không lây truyền

Ngày nay, xã hội khuyến cáo chúng ta không nên kỳ thị người bị HIV, vì khi sống chung, làm việc và sinh hoạt chung với người nhiễm HIV chúng ta sẽ không bị lây nhiễm, trừ khi có tiếp xúc qua máu. Nhiều người thường e ngại khi làm việc hay sống cùng người nhiễm HIV, thế nhưng các chuyên gia đã khẳng định ngoài việc hôn môi nút lưỡi ra thì virus HIV sẽ không lây truyền qua những con đường sau đây:

Không khí

Các nhà nghiên cứu về virus cho biết, virus HIV không thể tồn tại lâu trong không khí, đối với nhiệt độ từ 26 – 32 độ C thì virus chỉ tồn tại được khoảng 30 phút. Mà muốn virus truyền sang cho người thì cũng cần có nồng độ cao, trong khi virus ra ngoài không khí thì sẽ bị suy yếu. Vì thế, những hành động tiếp xúc xã giao với người bệnh sẽ không hề gây lây nhiễm.

Bắt tay

Nhiều người ái ngại việc đụng chạm hay bắt tay với người bị nhiễm HIV, vì cho rằng virus sẽ bám lên tay mình và gián tiếp đi vào cơ thể. Thế nhưng, điều này là hoàn toàn không thể xảy ra, chỉ trừ khi trên bàn tay bạn có vết thương hở và bạn tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh thì mới có nguy cơ lây nhiễm.

Hôn nhau nút lưỡi có bị nhiễm HIV không?
Hành động bắt tay với người bệnh sẽ không làm bạn bị nhiễm HIV.

Dùng chung dụng cụ ăn uống

Khi sống chung một mái nhà với người nhiễm HIV thì một số người vẫn cảm thấy lo lắng khi phải dùng chung các dụng cụ ăn uống với người bệnh. Nhưng các bạn nên yên tâm, bởi vì virus HIV không thể tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài nên trường hợp virus bám lên dụng cụ ăn uống và lây sang cho người khác là rất khó xảy ra.

Nước bọt và nước tiểu

Chúng ta thường được nghe nói, virus tồn tại trong các loại dịch tiết của cơ thể, khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm virus. Tuy nhiên, đối với virus HIV, nó chỉ lây khi truyền qua 3 loại dịch tiết của người bệnh đó là máu, dịch tiết sinh dục và sữa mẹ. Ngoài ra, những loại dịch tiết khác như nước bọt, nước tiểu sẽ không là nguồn lây truyền virus HIV.

Dùng chung nhà vệ sinh

Có nhiều người kỹ tính đến nỗi không dám sử dụng các nhà vệ sinh công cộng vì sợ sẽ bị lây nhiễm HIV. Thế nhưng, các chuyên gia cho biết, dù cho người bệnh có sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm hay thậm chí là bồn tắm với bạn thì nguy cơ lây nhiễm virus HIV sẽ rất khó xảy ra.

Tiếp xúc mồ hôi của người nhiễm HIV

Mồ hôi của người nhiễm HIV không mang virus hoặc mang rất ít virus, không đủ để lây nhiễm sang cho người khác. Nên việc bạn đi đến các phòng tập gym tiếp xúc mồ hôi người khác thì cũng có thể yên tâm, vì bạn sẽ không lây nhiễm HIV qua mồ hôi.

Máu và tinh dịch khô

Trong máu và tinh dịch của người bệnh có chứa virus HIV gây lây nhiễm sang cho người khác, nhưng đó là khi máu và tinh dịch còn tươi. Khi máu và tinh dịch đã bị khô tầm khoảng vài ngày đến 1 tuần thì mặc dù vẫn còn virus nhưng với nồng độ rất thấp không thể lây nhiễm sang cho người khác khi tiếp xúc.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV khi hôn nút lưỡi?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hành động hôn môi nút lưỡi không hề gây lây nhiễm HIV. Song trên thực tế, vẫn có trường hợp người khỏe bị lây HIV từ người bệnh. Nguyên nhân chính là người đó có mang những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Vậy những yếu tố nào làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV khi hôn?

Tải lượng virus trong cơ thể người bệnh cao: Trong cơ thể người nhiễm HIV sẽ có lượng virus nhiều hoặc ít khác nhau. Trong trường hợp tải lượng virus trong cơ thể người bệnh quá cao thì nguy cơ lây nhiễm cho người khác sẽ tăng lên.

Do vùng miệng, môi có vết thương hở: Virus HIV có thể lây sang đường vết thương hở, vì thế nếu như người bệnh và người khỏe đều có vết lở, nhiệt miệng hoặc vết thương hở ở vùng miệng mà hôn nhau thì virus HIV từ vết thương hở người bệnh có thể lây sang vết thương hở của người khỏe.

Hôn môi nút lưỡi có bị nhiễm HIV không?
Nếu vùng miệng của cả hai người có vết nhiệt miệng, vết thương hở thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV khi hôn.

Kinh nguyệt: Trong trường hợp oralsex với người phụ nữ bị nhiễm HIV mà trùng hợp vào thời điểm hành kinh hoặc vừa hết kinh của người đó. Thì nguy cơ bị nhiễm HIV sẽ khá cao vì trong máu kinh hoặc niêm mạc chứa máu kinh có tồn tại virus HIV.

Viêm niệu đạo: Đối với những người đang mắc bệnh lý về viêm nhiễm niệu đạo thì nguy cơ lây nhiễm HIV từ người bệnh khi được người bệnh quan hệ bằng miệng cũng sẽ cao hơn.

Mong rằng với những chia sẻ của Love18 đã giúp các bạn có thể yên tâm và không còn lo lắng về vấn đề nút lưỡi có bị nhiễm HIV không. Tuy nhiên, các bạn cũng nên cẩn trọng và chủ động bảo vệ bản thân mình bằng cách không hôn nhau hay oral sex với người lạ khi chưa rõ tình trạng sức khỏe của họ. Nhất là khi vùng miệng đang có các vết thương hở dù chỉ là vết nhiệt miệng nhỏ. Đồng thời, chủ động sử dụng bao cao su khi quan hệ và có đời sống tình dục lành mạnh và an toàn nhé.

avatar
  Subscribe  
Notify of
DMCA.com Protection Status