Trong ngành giải trí trên toàn thế giới ngày nay, có một thuật ngữ mà bạn có thể thường nghe đến là “queerbaiting”. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ ý nghĩa và tác động của thuật ngữ này đối với ngành giải trí là gì. Vì thế, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về queerbaiting là gì và vì sao lại gọi nó là chiêu trò mà ngành giải trí dùng LGBT để làm mồi câu khán giả.
Queerbaiting là gì? Queerbaiting là một chiến lược trong ngành giải trí mà các nhà làm phim, nhà sản xuất hoặc nghệ sỹ tạo ra những sự kiện hoặc tình huống tình cảm giữa các nhân vật có liên quan đến cộng đồng LGBT. Nhưng lại không bao giờ khẳng định hoặc khám phá sâu hơn về nhân vật hay mối quan hệ đồng tính này. Họ chỉ mượn hình ảnh của LGBT để làm mồi câu nhằm thu hút sự chú ý của khán giả.
Tìm hiểu về khái niệm và nguồn gốc của thuật ngữ Queerbaiting là gì?
Khái niệm
Queerbaiting là một thuật ngữ có thể nhiều người đã từng nghe qua nhưng không phải ai cũng hiểu queerbaiting là gì? Thực chất, queerbaiting chính là một chiêu trò chiến lược được sử dụng trong ngành giải trí. Với mục đích sử dụng hình ảnh, sự kiện hoặc các yếu tố có liên quan đến người đồng tính và cộng động LGBT để thu hút sự chú ý của khán giả. Nhưng lại không khẳng định hoặc đi sâu vào vấn đề đó mà chỉ mượn danh LGBT để trục lợi.
Về mặt ý nghĩa thì queerbaiting được ghép từ hai từ là “queer” và “baiting”, trong đó “queer” là nói về những người không thuộc hệ nhị nguyên giới, hay còn gọi là hệ phi nhị nguyên giới. Có nghĩa là những người không phải là người dị tính hay người chuyển giới. Còn từ “bait” thì có nghĩa là mồi câu. Ghép lại thì queerbaiting được hiểu nôm na là dùng những người đồng tính và cộng đồng LGBT để làm mồi câu.

Nguồn gốc
Queerbaiting xuất hiện vào khoảng năm 1950, trong bối cảnh khi người đồng tính đối mặt với sự phản đối và kỳ thị mạnh mẽ. Lúc này, trong chính phủ Hoa Kỳ, đã xảy ra một chiến dịch bài trừ người đồng tính, gây ra một cuộc khủng hoảng được biết đến với cái tên “Lavender Scare” – Khủng hoảng hoa oải hương. Thuật ngữ “Lavender” trong tên gọi này được sử dụng như một từ lóng để ám chỉ đồng tính trong văn hóa Mỹ.
Trong “Lavender Scare”, chính phủ Mỹ thực hiện các biện pháp điều tra và xem xét về xu hướng tính dục của các nhân viên chính phủ. Người đồng tính bị coi là không đáng tin cậy và sẽ bị sa thải. Các cuộc điều tra thường sử dụng chiến thuật giả mạo, khi người điều tra giả vờ là người đồng tính hoặc là đồng minh của cộng đồng LGBT.
Những người giả mạo này sẽ tạo dựng lên một không gian an toàn và hứa hẹn đảm bảo cho người đồng tính. Tuy nhiên, những hứa hẹn này chỉ là lời nói dối, nhằm mục đích phát hiện ra người đồng tính để sa thải. Hành vi này lúc đó được gọi là queerbaiting.
Vì vậy, queerbaiting không phải là thuật ngữ xuất phát từ ngành giải trí như nhiều người nghĩ. Nó có nguồn gốc từ cuộc khủng hoảng “Lavender Scare” ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong ngành giải trí hiện đại, queerbaiting đã trở thành một thuật ngữ phổ biến để miêu tả các chiến lược tiếp thị và câu khách gây thất vọng và phản cảm đối với cộng đồng LGBT.
Vì sao ngành giải trí lại dùng queerbaiting để làm mồi câu khán giả?
Quay về thời kỳ đầu của ngành giải trí và điện ảnh, những hình ảnh của người đồng tính đã xuất hiện trên màn ảnh, nhưng lại xuất hiện theo dạng “ngầm”, không phủ định cũng không khẳng định. Vì thời ấy, người đồng tính vẫn còn bị xã hội kỳ thị và chỉ trích. Những nhân vật đồng tính thường được tác giả, đạo diễn khắc họa theo thiên hướng yểu điệu, nữ tính và yêu nghệ thuật. Đây là kiểu xây dựng nhân vật đồng tính mang tên “queer coding”.
Cho đến khoảng năm 2010, thì chiến lược “queerbaiting” được ngành giải trí sử dụng nhiều hơn và dần được hiểu theo ý nghĩa là dùng cộng đồng LGBT và các yếu tố đồng tình để câu khán giả như hiện nay. Về sau ý nghĩa này cũng được thêm vào từ điển Oxford.
Chúng ta không khó nhận ra chiêu thức queerbaiting này trong các ngành giải trí hàng đầu thế giới hiện như hollywood, US-UK hay Hàn Quốc và thậm chí là ở nước ta. Chiêu thức này mặc dù có từ rất lâu nhưng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhất là trong thời kỳ mà mọi người dần công nhận và ủng hộ cộng đồng LGBT thì chiêu thức tiếp thị này lại trở nên phổ biến mạnh mẽ.
Trong ngành công nghiệp giải trí Hollywood, một trong những ví dụ điển hình về queerbaiting là khoảnh khắc nụ hôn trên sân khấu của Britney Spears và Madonna. Ngoài ra, queerbaiting cũng xuất hiện trong một số tác phẩm điện ảnh như Sherlock, The Falcon and The Winter Soldier, Harry Potter…
Hay những tác phẩm âm nhạc như MV “Lost Cause” của Billie Eilish, MV “Break up with your boyfriend” của Ariana Grande cũng bị người hâm mộ lên án và chỉ trích khá nhiều do có một số hình ảnh liên quan đến queerbaiting.

Còn ở ngành công nghiệm giải trí xứ Hàn thì chiêu tró queerbaiting chủ yếu là ở các nhóm nhạc thần tượng. Hình ảnh các thành viên trong nhóm có những cử chỉ đụng chạm, thân mật đồng giới khiến gợi mở về mối quan hệ đồng tính là một “đặc sản” không thể thiếu của các idol xứ “kim chi”. Tuy nhiên, các fan xứ “kim chi” lại cực kỳ ủng hộ những hành động thân mật đồng tính như thế của idol, nên những hành động ấy còn được gọi là fan-service.
Nói đâu xa xôi, ngay ở ngành giải trí nước ta hiện nay các hình ảnh “queerbaiting” cũng xuất hiện khá nhiều. Từ sân khấu, hài kịch cho đến điện ảnh, không khó nhận thấy những hình ảnh các nam diễn viên ăn mặc, trang điểm giả nữ một cách lố lăng, chủ yếu gây cười cho khán giả.
Ngoài ra, ở các chương trình gameshow cũng sử dụng chiêu trò queerbaiting khá nhiều, nhất là những chương trình về cộng đồng LGBT như “Người ấy là ai” đã sử dụng cụm từ “Giới tính thứ 3” nhằm câu khách, thu hút sự tò mò và chú ý của khán giả.

Có thể nói, chiêu thức queerbaiting này mang đến khá nhiều lợi ích cho nhà sản xuất và các nghệ sĩ và là cần câu kiếm tiền của các nhà đầu tư. Bởi vì, việc sử dụng những yếu tố liên quan tới cộng đồng LGBT hay đồng tính nhận được khá nhiều sự tò mò từ khán giả, nên khán giả cũng đặc biệt chú ý hơn.
Tuy nhiên, đối với cộng đồng LGBT thì hành động queerbaiting thực chất chẳng mang lại được lợi ích gì cho những người trong cộng đồng. Mặt khác, nó còn làm méo mó hình ảnh của người đồng tính trong mắt các khán giả và gây ra sự hình dung mơ hồ về người đồng tính đối với công chúng. Vì vậy, cộng đồng LGBT luôn kêu gọi tẩy chay và chỉ trích những nghệ sĩ hay tác phẩm có yếu tố queerbaiting.
Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ của Love18, các bạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ queerbaiting là gì. Đồng thời, bạn cũng đã biết được cách mà ngành công nghiệp giải trí sử dụng queerbaiting như một công cụ để thu hút sự quan tâm của khán giả, nhằm tạo ra lợi nhuận và sự nổi tiếng. Họ không hề mang đến lợi ích gì cho cộng đồng LGBT, thậm chí còn gây hại cho người đồng tính. Vì thế cộng đồng LGBT luôn phản đối, lên án và chỉ trích queerbaiting.